Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính gây ra bởi virus Dengue, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn; sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng và bùng phát vào mùa mưa, chủ yếu xảy ra ở các nước nhiệt đới.

Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn tuy nhiên hiện nay số ca mắc bệnh đang gia tăng ở người lớn

sot-xuat-huyet

Có 4 tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết D1, D2, D3, D4. Một người có thể mắc bệnh đến 4 lần vì mỗi lần mắc bệnh cơ thể chỉ sản sinh ra 1 loại kháng thể duy nhất với virus mà mình đang mắc phải. Sốt xuất huyết hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

2. Các giai đoạn và biểu hiện của bệnh.

Sốt xuất huyết có nhiều triệu chứng đa dạng và có thể chuyển biến rất nhanh.

Giai đoạn 1: sốt ban đầu (ngay sau thời gian ủ bệnh)

- Thời gian: thường từ ngày 1 đến ngày 3 của bệnh
- Biểu hiện: sốt cao liên tục và đột ngột, buồn nôn, chán ăn, đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau nhức 2 hốc mắt, xung huyết dưới da.

Sot-Xuat-Huyet-Tre-em

Giai đoạn 2: giai đoạn nguy hiểm của bệnh

- Thời gian: thường từ ngày 3 đến ngày 7 của bệnh
- Biểu hiện: đau bụng nhiều và liên tục, đau nhiều ở vùng gan, li bì, lừ đừ, vật vã, hốt hoảng. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có các biểu hiện như khó thở, lơ mơ, rối loạn tri giác, chân tay lạnh, nôn ói, chảy máu mũi, miệng và chân răng, nôn ra máu, tiểu máu, tiêu phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo.

Giai đoạn 3: hồi phục

- Thời gian: thường sau ngày 7
- Biểu hiện: hết sốt, thèm ăn, tiểu nhiều và có thể phát ban gây ngứa tùy người bệnh.

Đây là bệnh có thể dẫn đến tử vong tùy thể trạng và nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời và điều trị đúng cách, vì vậy chúng ta nên chú ý theo dõi sức khỏe và đến trung tâm y tế sớm nhất có thể khi có các biểu hiện được nêu trên.

3. Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

- Cần thường xuyên đo nhiệt độ để đề phòng bệnh nhân sốt cao và có bất thường về thân nhiệt. Phải uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ nếu sốt cao từ 38.5 độ C

- Bổ sung nhiều nước cho bệnh nhân vì sốt cao sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước: trẻ em cần 1.5l nước, người lớn 2l nước trong ngày, có thể uống nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây đều được.

dau-hieu-sot-xuat-huyet

- Để hạ thân nhiệt nên để bệnh nhân mặc quần áo mỏng, thoáng, dễ thấm hút mồ hôi; dùng khăn ấm lau cơ thể và đắp khăn lạnh ở trán, bẹn, nách. Bệnh nhân vẫn có thể tắm nhưng nên tắm nhẹ nhàng và bằng nước ấm, không tắm nước lạnh và tránh kỳ cọ mạnh tay sẽ gây xuất huyết dưới da.

- Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cơm nát, súp, cháo …, tránh các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ và gây khó tiêu. Lưu ý: không nên cho người bệnh ăn và uống các loại thực phẩm có màu đỏ tránh nhầm với hiện tượng xuất huyết dạ dày nếu bệnh nhân bị nôn.

phong-chong-sot-xuat-huyet

4. Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

- Mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
- Sử dụng các loại kem bôi hoặc bình xịt đuổi muỗi, vợt điện, hương chống muỗi.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và môi trường sống luôn sạch sẽ.

phong-chong-sot-xuat-huyet-2

- Phát quang bụi rậm xung quanh nhà và không nên trữ nước ở xô, chậu, thùng trong nhà vì đây là những môi trường ẩm thấp, là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi và ẩn náu.
- Thực hiện phun thuốc diệt muỗi tại các cơ quan, trường học và hộ gia đình (điều kiện cần phải đảm bảo an toàn sức khỏe con người đối với thuốc diệt muỗi)
Được tạo bởi Blogger.